Tháng 8 Danh_sách_các_vụ_vi_phạm_về_môi_trường_Việt_Nam_2016

CCN Hoàng Gia từ 10 năm nay xả nước ô nhiễm thẳng ra môi trường xung quanh

Báo Tuổi Trẻ đưa tin vào tháng 8 năm 2016, Cụm công nghiệp (CCN) Hoàng Gia với 52 doanh nghiệp, có tổng diện tích hơn 128ha do Công ty TNHH Hoàng Gia Long An làm chủ đầu tư tại xã Mỹ Hạnh Nam, H. Đức Hòa, hoạt động suốt hơn 10 năm qua nhưng không có nhà máy xử lý nước thải trung ương. Những đường cống xả nước ô nhiễm thẳng ra môi trường xung quanh.

Phá rừng trái phép ở Yên Bái

Ngày 5/8/2016, UBND huyện Văn Yên nhận được nội dung phản ánh của Báo điện tử Phapluatplus.vn về việc phát phá rừng trái pháp luật, tại thôn Gốc Mít, xã Đông An (Ông Hoàng Mạnh Hùng - Chủ tịch UBND xã), đã gởi Công văn phúc đáp đề ngày 6/8/2016. Theo đó, địa điểm rừng bị phát phá tại Tiểu khu 120, khoảnh 1, thôn Gốc Mít, xã Đông An, đối tượng rừng bị phá là rừng tự nhiên sản xuất, do UBND xã Đông An quản lý, diện tích rừng bị phá là 5,542 ha. Tại báo cáo của UBND huyện Văn Yên đề ngày 9/8/2016 nêu rõ: Vụ việc phát phá rừng trên địa bàn thôn Gốc Mít, được UBND xã Đông An phát hiện xử lý từ ngày 9/7/2016. UBND xã Đông An đã không hề báo cáo UBND huyện, đến ngày 2/8/2016 mới có báo cáo gửi hạt Kiểm lâm huyện xin ý kiến chỉ đạo giải quyết vụ việc. Phó Hạt Kiểm lâm cho biết, từ ngày 18/2/2016, đã kiểm tra và bắt quả tang hành vi phát phá rừng tại khu vực thôn Gốc mít, ngày 25/2 đã lập biên bản bàn giao cho UBND xã Đông An xác minh xử lý, nhưng đến nay xã vẫn chưa giải quyết. Không chỉ riêng thôn Gốc Mít, mà tại thôn Trà cũng có 12 trường hợp, bị lập biên bản về việc phát phá rừng và cũng lâm vào tình trạng việc giải quyết bị trì trệ. Qua quan sát thực tế tại hiện trường ngày 1/8/2016, những tài liệu liên quan và hàng chục m3 gỗ rừng các loại bị lâm tặc bỏ lại, có thể khẳng định, đây là một vụ phát phá rừng với quy mô lớn, gỗ, vầu, lâm sản phụ được vận chuyển ra khỏi rừng mang đi tiêu thụ mà không hề vấp phải sự ngăn chặn của cơ quan chức năng. Không chỉ vậy, các đối tượng đã ngang nhiên xây dựng nhà tạm, chăn nuôi gia súc trên đầu nguồn nước và trên đất vi phạm, đánh đường ô tô, kéo điện lưới, hoạt động lâu dài.[14]

Chất thải chất thành núi ở KCN Đình Vũ, Hải Phòng

Công ty cổ phần DAP - Vinachem (khu công nghiệp Đình Vũ, TP Hải Phòng) sau 7 năm hoạt động thải ra hàng triệu tấn chất thải có tên gypsum làm đổi màu nước, ăn mòn kim loại và hủy hoại đời sống động, thực vật xung quanh. Hiện 2 bãi chứa chất thải của nhà máy rộng 18,4 ha, chất cao hơn 40 m.

Nhà máy DAP Đình Vũ thuộc Công ty cổ phần DAP - Vinachem (Khu công nghiệp Đình Vũ, quận Hải An, TP Hải Phòng) là dự án nhóm A do Thủ tướng quyết định đầu tư, với mức vốn 172,3 triệu USD, công suất 330.000 tấn/năm. Sau khi đấu thầu, tổng vốn đầu tư giảm xuống 165 triệu USD. Đơn vị trúng thầu là doanh nghiệp Trung Quốc. Nhà máy được khởi công ngày 27/7/2003, đến ngày 11/4/2009 hoàn thành và đưa vào sản xuất mẻ phân bón Diamin phosphat (DAP) đầu tiên.[15]